A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thành phố Kon Tum chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn

Trước tình hình hiện nay, một số tỉnh, thành phố trong nước có dấu hiệu gia tăng ca mắc COVID-19; để tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhằm bảo vệ những thành quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, ngày 14/4/2023, Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum ban hành văn bản số 1389. Nội dung văn bản yêu cầu:

Đeo khẩu trang nơi cộng cộng và tiêm vắc xin đầy đủ, biện pháp phòng dịch COVID-19 hiệu quả

 

Các đơn vị, phòng, ban thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường: Theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; các nhiệm vụ giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại Kế hoạch số 959/KH-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố.

Trung tâm Y tế thành phố: Chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý ổ dịch kịp thời (nếu có), không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng và hạn chế xảy ra các trường hợp chuyển nặng, tử vong; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, những người có nguy cơ mắc bệnh cao, đảm bảo người dân được tiêm chủng đúng lịch, đầy đủ, an toàn theo hướng dẫn của ngành y tế.  Thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình dịch bệnh để điều chỉnh các phương án, biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả. Phối hợp với Công an thành phố cập nhật đồng bộ đầy đủ dữ liệu mũi tiêm của công dân vào Hệ thống Trung tâm dữ liệu Quốc gia về dân cư (ứng dụng VneID, mục Hồ sơ sức khỏe - Thông tin tiêm chủng).

 Phòng Y tế thành phố: Tăng cường theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo triển khai hiệu quả các phương án phòng, chống dịch COVID-19; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành thành phố và các địa phương kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch đảm bảo chủ động, sẵn sàng và kịp thời ứng phó với các diễn biến có thể xảy ra của dịch bệnh.

 Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố: Thường xuyên kiểm tra, giám sát triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục trực thuộc. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn thành phố thường xuyên khử khuẩn trường lớp, có phương án phòng, chống dịch linh hoạt, hiệu quả, dạy học hợp lý; giáo viên thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh, học sinh không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, các dịch bệnh khác và tham gia tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm phòng COVID-19; đồng thời hướng dẫn, nhắc nhở các em học sinh thường xuyên khử khuẩn, rửa tay sạch, đeo khẩu trang nơi công cộng....Phối hợp chặt chẽ với Phòng Y tế thành phố, Trung tâm Y tế thành phố giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời theo hướng dẫn các trường hợp mắc COVID-19.

Phòng Văn hóa-Thông tin thành phố, Phòng Y tế thành phố, Trung tâm Y tế thành phố, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường: Tăng cường thông tin truyền thông, khuyến cáo người dân chủ động tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và dự phòng cá nhân nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe, như: Đeo khẩu trang nơi công cộng, thường xuyên khử khuẩn, rửa tay sạch..., thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đủ liều, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Ủy ban nhân dân xã, phường: Tăng cường theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn quản lý; kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại cộng đồng có các trường hợp nhập cảnh hoặc từ địa phương khác về (từ các khu vực bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của vi rút SARS-CoV-2) phát hiện kịp thời, tổ chức triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, tuyệt đối không để dịch lây lan, bùng phát. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với Phòng Y tế thành phố, Trung tâm Y tế thành phố thúc đẩy công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; thường xuyên rà soát để đảm bảo các nhóm nguy cơ nhất là người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người suy giảm miễn dịch... được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi. Tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng./.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Hôm qua : 65
Tháng 04 : 932
Tháng trước : 1.072
Năm 2024 : 4.438